Mọi người đều thích ý tưởng có một phòng ngủ phong cách, nhưng điều này có lẽ đặc biệt quan trọng đối với thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi đôi mươi.
Phòng ngủ không chỉ là nơi họ ngủ, đó còn là nơi gặp gỡ bạn bè, những cuộc gọi video, học hành.
Hãy thử tham khảo những ý tưởng phù hợp và đáp ứng yêu cầu và phong cách của giới trẻ trong bài viết này.
Căn nhà xinh xắn tọa lạc trong một khu đất rộng với bãi cỏ và cây cối xanh tươi. Không gian sống bình dị được thiết kế, trang trí theo phong cách Bắc Âu giúp mọi thành viên trong nhà dễ dàng tận hưởng được hơi thở của thiên nhiên đang ở thật gần.
Ánh nắng nhẹ nhàng chiếu qua những tán cây, in bóng ở bãi cỏ xanh mướt giống như những nét vẽ nhẹ nhàng tạo nên vẻ đẹp cuốn hút cho không gian ngoại thất.
Ngôi nhà hai tầng với mái màu ghi hiện đại, tường được sơn màu trắng nổi bật nằm trong một khu phố yên tĩnh. Không gian được bố trí các khu vực chức năng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như mong muốn được tận hưởng vẻ đẹp xanh mát, trong lành của cây cối, thiên nhiên.
Khoảng diện tích hiên nhà được xây khá rộng giống như mảnh sân nhỏ, nơi được chủ nhà bố trí phòng khách và phòng ăn ngoài trời.
Chủ nhân của ngôi nhà cùng với kiến trúc sư đã khéo léo lựa chọn chất liệu bàn ghế phù hợp với môi trường bên ngoài để mọi người có thể dễ dàng ăn uống hay trò chuyện, tận hưởng cuộc sống thú vị cùng với thiên nhiên mà không có bất kỳ một khoảng cách nào. Không gian ngoài trời ấy lại càng đẹp hơn khi có thêm những chậu cây, chậu hoa xanh mát, rực rỡ điểm tô.
Từ sân bước lên bậc thềm cũng là nơi được chủ nhà đặt thêm một bộ bàn ghế để mọi người có thể hàn huyên, chuyện trò ở đây khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Những khi gia đình có bữa tiệc cuối tuần thì góc bàn ghế này cũng chính là nơi được tận hưởng cuộc sống thú vị, thoải mái.
Toàn bộ không gian tầng 1 được thiết kế ấn tượng với kiến trúc mở bao gồm những ô cửa kính rộng đón nắng gió và ánh sáng bên ngoài. Các khu vực chức năng không bị ngăn chia bởi các bức tường như thiết kế thông thường. Từng góc nhỏ được kiến trúc sư cùng chủ nhà tính toán hợp lý để bố trí các khu vực chức năng phù hợp.
Một phần diện tích gần cửa sổ và bậc thềm được bố trí ghế nằm thư giãn. Chiếc ghế với kết cấu độc đáo được đặt trên tấm nệm nhiều họa tiết, màu sắc bắt mắt giúp không gian thêm đẹp hơn, mọi người cũng cảm thấy tiện lợi hơn khi sử dụng.
Khu vực nấu nướng được bố trí đơn giản với hệ tủ bếp trên và dưới có sự liên kết khéo léo với hai hệ tủ đồ hai bên. Tất cả nội thất khu vực bếp đều sử dụng chất liệu gỗ cùng tông với màu của sàn để tăng sự kết nối với không gian sống. Bộ bàn ăn và hệ tủ đặt tủ lạnh cũng được thiết kế khéo léo với chất liệu gỗ để tạo sự liền mạch ăn ý với không gian chung
Bên cạnh khu vực nấu nướng là khoảng diện tích dành cho chức năng tiếp khách, sinh hoạt chung. Căn nhà rộng rãi với nhiều ô cửa sổ giúp mọi người dễ dàng bày biện các nội thất phù hợp. Góc sinh hoạt chung của gia đình được bố trí sofa màu đen, gối tựa màu đỏ giúp cho không gian sống đẹp hơn, ấn tượng hơn. Khu vực giặt là được bố trí lùi vào khoảng diện tích phía sau nhà.
Tầng 2 là không gian dành cho các phòng ngủ. Các khu vực nghỉ ngơi luôn cần tách biệt và riêng tư, tạo sự thoải mái cho mọi người khi sử dụng. Đó chính là lý do toàn bộ 3 phòng ngủ đều được bố trí phía trên tầng cao. Không gian tầng 2 còn có khoảng ban công dịu dàng để mọi người có thể ngắm nhìn toàn cảnh không gian xung quanh.
Ngôi nhà màu trắng cùng cách bố trí nội thất đơn giản luôn tạo dấu ấn đặc biệt cho mọi người khi sử dụng. Không gian luôn mang đến cảm giác ấm cúng, tiện lợi và gần gũi với thiên nhiên, giúp các thành viên luôn thấy vui vẻ, thư giãn, cân bằng cảm xúc khi về nhà.
Trong quá khứ, nhà bếp không được đánh giá cao khi tách rời khỏi tất cả các không gian chính khác trong nhà. Trong nhà bếp, mọi người chỉ nấu thức ăn và sau đó họ dùng bữa trong phòng ăn hoặc phòng ngủ của mình.
Nhưng bây giờ, mọi thứ đã khác. Trong bếp, các gia đình có thể nấu bữa ăn, ăn chúng, nói chuyện với gia đình và bạn bè và thậm chí là làm việc. Đây là một căn phòng rất quan trọng trong ngôi nhà cần được trang trí đẹp mắt.
1. Đồ khô
Để chúng trong bếp sẽ thực sự tiện lợi khi bạn không cần phải xuống tầng hầm để lấy một ít khoai tây hoặc hành tây. Nhưng lưu trữ chúng ngay giữa bếp thì không phải là một ý kiến hay.
Nếu bạn đang làm thế, nó sẽ khiến cho phòng bếp trông lộn xộn và còn có thể làm hỏng thức ăn. Khoai tây hỏng rất nhanh ở nhiệt độ phòng và dưới ánh nắng trực tiếp. Chúng sẽ mất đi một số chất dinh dưỡng tốt. Tốt hơn hết là bạn nên lưu trữ đồ khô ở nơi mọi người không thể nhìn thấy và nhiệt độ thích hợp.
2. Cửa sổ không được che chắn
Rèm cửa phù hợp có thể biến đổi diện mạo của bất kỳ căn phòng nào và nhà bếp cũng không ngoại lệ. Nhưng mẫu rèm cửa dài không phải là một ý kiến hay vì chúng sẽ hấp thụ mùi đồ ăn, bẩn và trông thật kinh khủng.
Sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng rèm trong phòng ăn và sẽ đẹp hơn với rèm kiểu La Mã. Trông chúng đẹp, dễ vệ sinh và trông không giống phong cách kiểu văn phòng. Đừng mua những mẫu rèm được làm từ cotton, lanh, lụa hoặc các chất liệu không chịu được ẩm và dễ mất màu.
3. Chậu cây trồng trên bậu cửa sổ
Nhiều người trồng hành và những thứ khác trong nhà bếp của họ. Không có gì sai với điều đó, nhưng họ lại để chúng trong các hộp nhựa khiến nơi này trông không đẹp chút nào.
Tại sao không mua một số vật dụng được thiết kế đẹp hơn? Bạn có thể trồng hành tây trong một thiết kế chậu lưu trữ đẹp bằng đất hoặc một bể chứa trang trí với nước và đá cuội.
4. Thớt cũ
Trong nhà bếp, bạn nên có 2 cái thớt. Một cái để thái thịt và một cái để thái rau. Bạn nên thay thế chúng ngay sau khi bạn bắt đầu thấy xuất hiện hư hỏng.
Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn trông hấp dẫn vì những chiếc thớt có vết lõm, vết cắt và bụi bẩn trông rất xấu xí.
Điều thực sự làm cho phòng bếp trở nên ấm cúng là những tấm gỗ chất lượng tốt. Hơn thế nữa, chúng không làm gãy dao của bạn như loại thớt làm bằng thủy tinh và kim loại.
5. Tấn đồ trong lò vi sóng
Sự lộn xộn này không chỉ khiến phòng bếp của bạn trông xấu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến chính thiết bị. Tất cả những thứ này có thể chặn các lỗ thông gió, có nghĩa là không khí trong lò sẽ không lưu thông đúng cách. Nếu bạn thích đựng đồ ở đó, hãy mua loại khăn đặc biệt có túi đựng lưu trữ.
6. Bát đựng gia vị cũ hoặc không khớp nhau
Các loại gia vị nên để trong các hộp đựng có nắp đậy chắc chắn thay vì các hộp, lọ cũ không đúng vị trí. Trông chúng cũng không đẹp. Bạn không cần mua loại đắt tiền những bộ rẻ tiền cũng có thể trông tuyệt vời.
Ví dụ, bạn có thể cho gia vị vào bình thủy tinh rồi cho vào hộp gỗ. Hoặc bạn có thể cho chúng vào lọ có nhãn và sắp xếp trên kệ gỗ.
7. Khăn bếp thực sự cũ
Những chiếc khăn rẻ tiền sẽ bị đứt chỉ và nhàu nát sau khi giặt nhiều lần. Bạn nên chọn các loại vải chất lượng tốt, lý tưởng nhất là cotton hoặc sợi nhỏ. Bạn có thể chọn bất cứ màu sắc gì từ trắng cổ điển đến tương phản in hình học. Điều quan trọng là chiếc khăn trông như thế nào trong thiết kế nội thất tổng thể của nhà bếp.
8. Xà phòng rửa bát
Bản thân những chiếc chai thì không sao, nhưng chúng không góp phần làm cho căn bếp trông ấm cúng. Bạn có thể mua những chai đựng đặc biệt trông đẹp hơn những loại chai thông thường. Ngoài ra, bạn có thể giấu xà phòng rửa bát dưới bồn rửa, nơi không ai có thể nhìn thấy.
9. Túi trà đã qua sử dụng vứt trên bồn rửa
Một số người để túi trà ướt trên bề mặt bếp của họ. Điều này không hấp dẫn chút nào và tốt hơn hết bạn nên mua một chiếc đĩa sứ để làm nhiệm vụ này.
10. Hộp nhựa từ các bộ khác nhau
Một số loại nhựa có chứa các hóa chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, hộp nhựa không bền: dễ bị trầy xước, bề mặt bị thâm đen, biến dạng ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, hàng đống hộp đựng trên mặt bàn cũng không khiến căn bếp trông đẹp hơn chút nào. Thay vào đó, bạn có thể mua hộp thủy tinh để đựng thức ăn.
11. Bọt biển và vải vụn
Bạn không thể tránh sử dụng chúng, nhưng ít nhất bạn có thể làm cho chúng trông gọn gàng. Có những giá đỡ bọt biển thực sự rẻ, ngay lập tức biến đổi toàn bộ diện mạo khu vực bồn rửa của bạn.
Nếu bạn có một bồn rửa lòng sâu, bạn có thể sử dụng ngăn chứa. Trên thị trường có những mô hình thiết kế được gắn vào tường bên trong của bồn rửa.
12. Quá nhiều đồ dùng nhà bếp được phơi bày
Chúng ta thường mua đồ dùng nhà bếp mới và quên vứt đồ cũ đi. Hoặc nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ sử dụng 2 cái thìa gỗ và gần chục chiếc thìa. Tốt hơn là loại bỏ các bản sao giống nhau các vật dụng trong nhà bếp mà không cần dùng tới.
Khi bạn đang dọn dẹp, hãy tự hỏi mình, "Tôi có sử dụng thứ này không?" hoặc "Nó có làm cho cuộc sống của tôi đơn giản hơn không?". Nếu câu trả lời là không, hãy vứt nó đi. Bạn cũng nên kiểm tra tất cả các ngăn kéo và loại bỏ tất cả những thứ bạn không sử dụng.
13. Giỏ đựng
Giỏ đựng trông phù hợp trong nhiều phong cách nội thất. Nhưng hãy đối mặt với việc bánh mì sẽ hỏng nhanh hơn nhiều khi nó ở không gian mở và mỗi khi bạn di chuyển giỏ, các mảnh vụn từ bánh mì và đồ ăn sẽ rơi khắp nơi. Một thiết kế hộp đựng có ngăn kéo sẽ thiết thực và giúp phòng bếp của bạn trông đẹp hơn.
14. Găng lò cũ
Găng tay lò nướng có tuổi thọ rất ngắn. Chúng bị đốt cháy và bị bao phủ bởi những vết bẩn gần như không thể loại bỏ. Các sản phẩm bằng silicone tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng có nhiều màu sắc thu hút, dễ giặt và khá bền.
15. Những khuyết điểm nhỏ nhưng đáng chú ý
Ngay cả những thứ nhỏ nhặt như bóng đèn cũ hoặc một mảnh giấy dán tường bị rách cũng ảnh hưởng đến diện mạo và bầu không khí của căn phòng. Tưởng chừng như một việc nhỏ nhưng lại trông thật kinh khủng. Nên cần cố gắng giữ cho không gian hoàn hảo nhất có thể.
Cô gái trẻ Lê Thảo sinh năm 1995, quê ở Mê Linh, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ra trường vào năm 2016, Thảo là một nhân viên văn phòng. Hết tháng 5/2020, cô gái quyết định nghỉ việc để cân bằng lại cuộc sống và theo học lớp Trà nhân chuyên nghiệp do đam mê, muốn tìm hiểu sâu về Trà.
Ngoài việc học hàng ngày về Trà, thỉnh thoảng vào cuối tuần, cô gái có tổ chức Workshop vẽ tranh cho các bạn nhỏ ở quê và tham gia một số công việc, hoạt động khác.
Cuộc sống của cô gái nhỏ cũng vô cùng thú vị với đầy ắp niềm vui khi được làm những điều mình yêu, sống với những gì mình thích. Lê Thảo cũng giống khá nhiều những người phụ nữ khác, yêu thích thời trang nên tủ đồ luôn chứa khá nhiều quần áo các loại. Để duy trì sự gọn gàng, ngăn nắp, cô luôn "dọn tủ" định kỳ 5 tháng 1 lần.
Lê Thảo chia sẻ: "Tủ đựng đồ của mình luôn duy trì sự ngăn nắp để trông đảm bảo về thẩm mỹ cũng như việc tìm kiếm dễ dàng. Lý do mình sắp xếp tủ định kỳ 5 tháng 1 lần để tạo sự mới mẻ cũng như mang đến nhiều cảm hứng khi mở tủ đồ vào mỗi sáng mai thức dậy.
Thường thì tủ quần áo của mình 5 tháng sẽ được cải thiện một lần vì khi được 5 tháng là không buồn liếc mắt qua cái tủ, hoặc là mở ra phải đóng vào ngay. Nhưng mỗi lần đến đợt sắp lại tủ thì đam mê lắm".
Cô gái trẻ cũng không ngần ngại chia sẻ bí quyết sắp xếp, phân loại đồ thường ngày với 3 bước siêu đơn giản và dễ thực hiện.
Bước 1: Chuẩn bị
Đầu tiên hãy phủ một tấm "ga giường" ra rồi mang toàn bộ quần áo trong tủ bỏ lên đó (chắc chắn là tất cả nhé). Vì đơn giản là chúng ta không biết mình có tất cả bao nhiêu bộ quần áo, có một số quần áo được mặc thường xuyên, nhưng cũng có rất nhiều quần áo không được sử dụng đến, cho thì tiếc mà vứt thì chẳng đành, biết đâu một ngày đẹp trời lại mang ra mặc như mới. Tuy nhiên, trường hợp giữ lại nhiều quá thì tốn diện tích… Vì vậy, hãy coi quần áo như hàng hóa có nhập vào là phải có xuất đi.
Cô gái cũng có thói quen sưu tầm các loại túi shopping, hộp nhựa, hộp giày…
Ngoài ra, bước 1 cần chuẩn bị móc treo. Lê Thảo lưu ý nên dùng đồng nhất một loại móc treo để tạo thêm không gian tủ, đồng thời đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho căn phòng.
Bước 2: Phân loại
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bao gồm toàn bộ quần áo, móc treo và các loại túi, hộp nhựa để dễ dàng phân loại. Cô gái triển khai bước hai bằng việc phân loại rõ ràng:
- Đồ mặc thường xuyên
- Đồ ít mặc
- Đồ không mặc nữa: nhỏ, chật, rộng mặc không vừa, không diện đi đâu được – diện nhà cũng không được, hết mốt, không thoải mái, có vết ố rách hay không thích nữa.
- Đồ cho – tặng: hãy chắc chắn là đồ bạn muốn cho đi không phải đồ bạn muốn bỏ đi nhé.
- Đồ bỏ đi: có vết ố rách cũ quá.
Cô gái lưu ý rằng, cách phân loại này phù hợp với tủ đồ cá nhân. Với tủ đồ gia đình, bạn nên phân loại riêng của từng thành viên.
Lần lượt phân loại.
Bước 3: Sắp xếp
Sau khi phân loại, cô gái bắt đầu sắp xếp sao cho tủ được ngăn nắp, ưa nhìn, dễ tìm đồ và mang lại cảm hứng khi mở tủ nhất có thể.
- Đồ treo: Sơ mi, đầm, blazer, áo len (nếu có thể hãy treo tất cả chúng lên)
Theo kinh nghiệm của cô gái trẻ, điều quan trọng chính là việc duy trì thói quen cất lấy đồ gọn gàng hàng ngày để tủ được ngăn nắp, tránh việc làm lộn xộn trong quá trình cất đồ, lấy đồ. Vì thế, mỗi người sau khi sắp tủ cần đặt ra những nguyên tắc và tuân thủ những nguyên tắc ấy giúp việc tìm kiếm hay cất trữ đồ đều dễ dàng, nhanh chóng.