Những thông tin bổ ích về trang trí nhà cửa, sân vườn và không gian sống. để ngôi nhà của bạn luôn luôn xanh và đẹp hơn!

BTemplates.com

Giới thiệu

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Ngăn mát và ngăn đông trong tủ lạnh để bao nhiêu độ mới đạt chuẩn?


1. Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát và ngăn đông phù hợp

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ ngăn mát và ngăn đông không những ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm mà còn tránh làm hỏng thức ăn, gây lãng phí.

Khi tủ lạnh không được đặt ở nhiệt độ tối ưu đã tạo ra môi trường không an toàn cho việc bảo quản thực phẩm. Các vi khuẩn có hại như Listeria monocytogenes sẽ nhân lên với tốc độ đáng báo động. 

Listeria monocytogenes là một vi khuẩn Gram dương kị khí, gây độc, khoảng 20% đến 30% ca nhiễm vi khuẩn này dẫn đến tử vong.

Nhiệt độ ngăn mát nên giữ ở mức dưới 20 độ C và ngăn đông ít nhất âm 15 độ C. Mức nhiệt độ này đã được chứng minh làm chậm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn có hại và giảm thiểu quá trình hư hỏng thực phẩm.

Các bạn cần lưu ý mức nhiệt độ cần điều chỉnh còn tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết. Hãy tăng nhiệt độ tủ lạnh vào những tháng lạnh để tránh thực phẩm bị đông và giảm nhiệt độ vào những tháng nắng nóng để thực phẩm không bị hỏng một cách nhanh chóng.

Ngăn mát và ngăn đông trong tủ lạnh để bao nhiêu độ mới đạt chuẩn? - Ảnh 1.

2. Phân loại thực phẩm đặt ở từng kệ một cách hợp lý

Tủ lạnh có những vùng nhiệt độ khác nhau.

Ví dụ: Những loại thực phẩm có nguy cơ dễ hư hỏng như sữa, hải sản, thịt sống, trứng và thậm chí cả cơm không nên để ở cánh cửa tủ lạnh. Đây là nơi ít lạnh nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thay vào đó, bạn có thể đặt các lon nước ngọt, các lọ sốt cà chua hay các loại gia vị ở cánh tủ lạnh.

Thịt sống, sữa, hải sản, trứng nên đặt vào những kệ có độ lạnh cao; rau, củ, quả nên đặt ở những kệ trên cùng hoặc dưới cùng nơi mà nhiệt độ vừa đủ mát để bảo quản và không quá lạnh khiến chúng bị đông.

3. Mỗi loại thực phẩm nên được cất trữ trong hộp hoặc túi riêng biệt

Việc bảo quản thực phẩm trong hộp hoặc túi sẽ hạn chế được nguy cơ lây lan của các vi khuẩn từ những thực phẩm đã hỏng. 

Ngoài ra, thói quen này còn giúp cho thực thẩm tươi lâu hơn và  vitamin cũng như các khoáng chất trong thực phẩm không bị thất thoát, điều thường xảy ra nếu bạn để trực tiếp vào tủ lạnh mà không có túi hay hộp gói.

4. Thường xuyên kiểm tra thực phẩm hết hạn và rau củ đã hỏng

Ngăn mát và ngăn đông trong tủ lạnh để bao nhiêu độ mới đạt chuẩn? - Ảnh 2.

Ngày nay với nhịp sống hối hả chúng ta dường như không có nhiều thời gian để đi chợ hàng ngày, vậy nên chúng ta thường cất trữ thức ăn trong tủ lạnh và dùng dần cho cả tháng. Do đó, bạn nên có phương pháp trong việc bảo quản thức ăn sao cho vừa tiện lợi vừa an toàn.

Đầu tiên, các hộp thực phẩm nên được phân loại, hộp nào dùng trước, hộp nào dùng sau. Bạn cần thường xuyên kiểm tra để tránh bỏ quên những thứ đã cất trữ quá lâu và đặt chúng ở vị trí dễ trông thấy.

Các thực phẩm đã hết hạn hoặc các loại rau củ đã hư thối có thể làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác và gây ngộ độ khi ăn. Một khi chúng đã hỏng, hoặc quá hạn sử dụng, bạn phải bỏ chúng ngay, đừng vì tiếc rẻ mà rước bệnh vào thân.

5. Lau chùi thường xuyên

Việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là cực kỳ quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, những gì bạn không nhìn thấy bằng mắt thường lại chính là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Bạn có biết rằng tủ lạnh bẩn có thể hoạt động như một nơi sinh sản cho các vi khuẩn có hại như salmonella, listeria và E.coli. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 7.850 đơn vị vi khuẩn/ cm2  trong ngăn mát tủ lạnh.

Để việc lau chùi, vệ sinh tủ lạnh đạt hiệu quả, bạn cũng nên thực hiện đúng cách đề tránh làm hỏng thực phẩm. Đầu tiên, bạn phải mang hết thực phẩm ra ngoài và bỏ vào thùng có túi nước đá.

Tháo hết các kệ trong tủ lạnh ra và rửa chúng với xà phòng để tiêu diệt hết các vi khuẩn. Sau đó, bạn nên đem các kệ này đi phơi khô ráo hoàn toàn trước khi lắp vào tủ lạnh.

Một việc cần thiết nữa là các bạn hãy lau chùi ngay những bẩn xuất hiện trong tủ lạnh. Đây chính là nguồn sản sinh vi khuẩn listeria nguy hiểm.

6. Thay mới miếng đệm ở cửa tủ lạnh

Theo thời gian, miếng đệm ở cửa tủ lạnh cũ đi và chứa nhiều bụi bẩn. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn về nhiệt độ bên trong tủ lạnh do đây là bộ phận giúp cửa tủ được giữ kín.

Không những thực phẩm không được bảo quản một cách tối ưu mà bạn còn phải trả hoá đơn tiền điện cao hơn do nhiệt độ bị thất thoát ra bên ngoài.

Ngăn mát và ngăn đông trong tủ lạnh để bao nhiêu độ mới đạt chuẩn? - Ảnh 3.

7. Giữ tủ lạnh ở mức tối ưu trong thời gian mất điện

Việc mất điện có thể gây ra nhiều trở ngại cho thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn có những mẹo hay thì việc này không có gì là khó khăn cả.

Trước tiên, bạn hãy di chuyển những thực phẩm ở cửa tủ lạnh và những thực thẩm dễ hư hỏng vào kệ chính giữa, nơi không khí lạnh tập trung nhiều nhất. Sau đó, việc duy nhất bạn có thể làm là hạn chế việc mở cửa tủ lạnh để tránh lượng khí lạnh thất thoát ra bên ngoài.

* Theo Food Safety

0 nhận xét:

Đăng nhận xét