Không cần thiết phải tốn quá nhiều công sức và tiền bạc để tu sửa không gian hay nâng cấp nội thất, chị em vẫn có thể đưa mùa thu lãng mạn vào nhà bằng những item trang trí đơn giản dưới đây.
1. Đồ trang trí với lá phong
Ở trời Tây, mùa thu là thời điểm lá phong dần ngả sang sắc vàng đỏ, tạo nên không gian thơ mộng như trong truyện cổ tích. Những chiếc là phong màu cam đỏ là dấu hiệu cho biết thời tiết đã chuyển mùa. Bởi vậy, nhiều item trang trí nhà mùa thu thường gắn liền với họa tiết lá phong hoặc đính kèm với lá phong giả bằng nhựa.
Giấy dán tường họa tiết lá phong – Giá tham khảo: 125.000 đồng/khổ dài 10m. Thay vì phải sơn tường hay đổi gạch lót sàn mới, chị em chỉ cần sử dụng giấy dán tường họa tiết lá phong để “F5” không gian nhà đón thu về. Để tạo hiệu ứng hình ảnh chân thực hơn, chị em có thể chọn giấy dán tường 3D.
2. Đèn treo và đèn nến
Những dải đèn treo lấp lánh ánh vàng hoặc đèn nến tỏa ra ánh sáng ấm áp sẽ đưa bạn chìm đắm trong không gian mùa thu lãng mạn.
3. Hoa khô
Lãng mạn và ngọt ngào là đặc điểm chung của mùa thu và hoa cỏ, những bó hoa khô với tông màu pastel nhẹ nhàng và hương thơm thoang thoảng quả thực rất phù hợp để trang trí nhà cửa trong mùa thu đông năm nay.
Ngoài ra, vòng hoa khô treo tường làm từ hoa hồng vĩnh cữu, hoa sao hoặc cúc họa mi được thiết kế sẵn cũng là 1 lựa chọn tiện lợi dành cho các tín đồ décor. Chị em có thể treo vòng hoa trên tường phòng khách, trước cửa phòng ngủ để tạo không khí mùa thu. Item này có giá nhỉnh hơn so với các lựa chọn kể trên, giá dao động từ 275 – 390 nghìn đồng/chiếc.
Xung quanh bao bọc bởi cây cối. Từng ô cửa sổ trong nhà đều dễ dàng mở toang để đón nhận nắng gió và màu sắc xanh tươi, không khí trong lành từ bên ngoài.
Cuộc sống ấy khiến nhiều người ngưỡng mộ, cũng không ít người tò mò.
Chia sẻ về căn nhà ở trong rừng, chị Thủy Cao cho biết: "Đây là căn nhà đầu tiên tụi mình ở cùng nhau lúc mới cưới. Mọi thứ đều là hai đứa tự đi tìm kiếm khắp các cửa hàng lớn nhỏ, từ đồ mới tới các tiệm đồ cũ, xong mua về tái chế lại cũng có nên không đắt tiền. Nhà nho nhỏ vừa vặn cho hai vợ chồng có thể tự trồng rau, nuôi gà, câu cá...".
Chị Thủy Cao vốn là người Sài Gòn, sinh ra và lớn lên ở thành phố nhộn nhịp. Điều đó khiến chị chưa thể làm quen với cuộc sống có phần "hoang vu" ở đây. Tuy nhiên, sau một thời gian "hoang mang", đôi khi sợ hãi, chị đã tự trấn an và làm quen với cuộc sống mới.
Không gian giống như một bức tranh đẹp mắt khi nhìn từ bên ngoài.
Từng ngày, chị cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa hơn khi làm quen được với các nhà hàng xóm xung quanh. Từ nhà đến thị trấn cũng chỉ mất 15 phút, đến siêu thị mất khoảng 20 phút.
Chị Thủy Cao chia sẻ thêm: "Cuộc sống ở đây khiến mình cảm thấy vui vẻ, bình an. Hàng ngày, chị dành thời gian nấu nướng, chế biến các món ăn, đi câu cá... Ở đây còn có đa dạng thú hoang như chồn, cáo, nai... Côn trùng thường có rất nhiều vào mùa hè. Mình còn nuôi gà lấy trứng, trồng rau quả trong vườn. Cuộc sống vô cùng thú vị..."
Bên cạnh góc bếp, chị Thủy Cao dành nhiều thời gian để chăm chút cho phòng ngủ. Chị yêu thích những buổi sáng thức dậy sớm, mở rộng cửa để ngắm nhìn khu rừng xanh mát bên ngoài. Không gian phòng ngủ được lựa chọn sắc màu ấm cúng, trang trí ấn tượng đủ để ai ngắm nhìn cũng yêu ngay từ lần đầu.
Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng trẻ vốn đơn giản, nhẹ nhàng.
Chị còn đặt tên cho những chú gà. Trứng gà được chị nuôi cũng chia hai loại, trứng gà xanh và trứng gà thường.
Trong khu vườn còn có rất nhiều rau quả sạch do chính tay vợ chồng chị gieo trồng và chăm sóc. Mỗi ngày đối với chị Thủy luôn là một ngày trọn vẹn hạnh phúc vì được sống bình yên bên người chồng mà mình yêu thương.
Mỗi góc nhỏ đều được vợ chồng chị Thủy Cao yêu thích và chăm chút từng ngày. Cuộc sống tự túc, gần gũi với thiên nhiên của vợ chồng chị luôn là niềm mơ ước của nhiều người, sống thật chậm để tận hưởng mỗi ngày là một ngày trọn vẹn yêu thương.
Một bàn thờ gia tiên trang trọng, đúng lễ nghi cũng là tạo hình ảnh đẹp với quan khách và là kỉ niệm cho cặp đôi. Vì thế việc sắp xếp và trình bày bàn thờ gia tiên rất quan trọng và cần sự chăm chút kĩ lưỡng.
Với mỗi vùng miền khác nhau thì bàn thờ gia tiên lại có sự thay đổi cho phù hợp với lối sống và cách sinh hoạt ở đó. Tuy nhiên, nhìn chung ở tất cả vùng miền thì bàn thờ gia tiên đều cần phải gọn gàng, đẹp mắt, phủ vải đỏ, treo chữ hỉ, có lư đồng, bát nhang, nến cưới ....
Bên cạnh đó, vẫn có sự khác nhau trong cách trang trí, tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý.
1. Miền Bắc
Người miền Bắc thường rất coi trọng các giá trị truyền thống và khắt khe trong các vấn đề tâm linh. Do đó, việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới nơi đây không đơn thuần chỉ là “bộ mặt” của gia đình cô dâu – chú rể, nó còn thể hiện sâu sắc vấn đề tâm linh.
Trong ngày cưới, gia chủ thường sẽ đốt trầm hương hoặc hương vòng để tạo không gian ấm cúng, thiêng liêng. Bên cạnh đó, chủ nhà còn đặt 01 con gà luộc nguyên con và 01 đĩa xôi gấc trên ban thờ, tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy.
Ngoài ra, để trang trí cho bàn thờ thêm phần ấn tượng, gia chủ còn treo thêm hoành phi và câu đối đỏ 02 bên, tạo thành bộ 03 vật phẩm trang nhã.
Mâm ngũ quả và hoa tươi cũng là 02 yếu tố không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào ngày cưới của người miền Bắc.
Theo đó, loại hoa thường dùng là hoa lay ơn, hoa loa kèn và đặt mỗi bên ban thờ 01 lọ. Còn mâm ngũ quả sẽ kết thành hình long phụng, mang ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy cho đôi bạn trẻ.
Tại miền Bắc, sau ngày lễ nạp tài, nhà gái còn lấy 01 phần sính lễ của nhà trai mang sang để đặt lên bàn thờ gia tiên như: Rượu tây, thuốc lá, chè. Tương tự, nhà trai cũng mang mâm “lại quả” về thắp hương trên bàn thờ gia tiên của gia đình mình.
Cách trang trí bàn thờ thường là phủ vải đỏ, câu đối, chữ hỉ, ... Trên bàn thờ có một mâm ngũ quả có thể kết thành hình long, phượng, hoa tươi, một con lợn quay và xôi gấc.
Ngoài ra, khi nhà trai đến rước râu thì sẽ mang theo mâm lại quả, cau trầu, rượu... để thắp hương lên bàn thờ.
2. Miền Trung
Bàn thờ gia tiên của người miền Trung không cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi. Bàn thờ gia tiên thường được trang trí với trầu, cau, rượu, nến tơ hồng... đặc biệt là không thể thiếu bánh phu thê. Nhà trai nếu khá giả có thể thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không bắt buộc cúng heo quay như ở miền Bắc.
3. Miền Nam
Đối với người miền Nam yếu tố thẩm mĩ đi kèm với lễ nghi được đặt lên rất cao. Điểm đặc biệt trong việc trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam là họ có thể lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách để đảm bảo sự trang trọng. Còn bàn thờ gia tiên thật sẽ được treo phông đỏ, chữ hỉ và câu đối...Trên bàn thờ giả cũng có thể đặt ảnh của tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống.
Bàn thờ gia tiên trong ngày cưới của người miền Nam thường được trang trí bằng cách treo phông đỏ và câu đối đỏ 02 bên. Điểm khác biệt cơ bản trong trang trí bàn thờ gia tiên miền Nam là nhà trai sẽ mang đến nhà gái 01 đôi nến lớn khắc hình long phụng trong lễ ăn hỏi để đặt lên bàn thờ trong đám cưới, tiệc cưới.
Bên cạnh đó, các vật phẩm thờ như: Lư đồng, bát hương, đèn thờ, chân nến cũng được người nơi đây vệ sạch sẽ và trang hoàng cẩn thận trong ngày trọng đại này.
4. Những vấn đề cần lưu ý khi tự trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới
+ Phải đầy đủ vật dụng như chữ hỷ, cặp lư đồng, đôi câu đối, đôi đèn long phụng để trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới.
+ Mâm ngũ quả phải được kết thành hình long phụng gồm các loại quả như: Mãng cầu, thanh long, xoài, táo, nho,… không chọn quả có gai nhọn.
+ Hoa tươi phải mang màu sắc tươi tắn, ưu tiên chọn: Hoa hồng, hoa lay ơn, hoa lan, hoa sen,…
Giữ cho lò nướng của bạn sạch sẽ thường xuyên ngay cả với những chiếc lò nướng có tính năng tự làm sạch rất quan trọng đối với hương vị các món ăn của bạn. Không ai thích việc dọn dẹp này nhưng nó vẫn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chờ đợi cho đến khi chiếc lò nướng trở nên quá bẩn.
Nếu đã lâu rồi bạn chưa kiểm tra chiếc lò nướng của mình, hãy kiểm tra nó. Nếu cửa lò bị dầu mỡ bắn tung tóe, đáy lò có cặn đóng váng, có mùi thức ăn cháy khét hoặc bắt đầu có mùi khói khi bật lò thì đã đến lúc bạn nên vệ sinh chiếc lò nướng của mình.
Với những gia đình sở hữu chiếc lò nướng có khả năng tự làm sạch nhưng bạn cũng đừng quá tin tưởng vào nó. Chế độ tự làm sạch này chỉ áp dụng hiệu quả khi lò nướng của bạn gặp tình trạng hơi bẩn. Nếu nó đóng quá nhiều cặn dầu mỡ, thức ăn, chu trình tự làm sạch có thể chẳng mang lại ích lợi gì.
Không những thế, tính năng khóa cửa lò rồi tăng nhiệt độ lên để nướng còn khiến phần bụi bẩn bắt đầu bốc khói, bắt lửa nhưng bạn lại không thể dễ dàng dừng chu trình và mở khóa lò để dập. Vì vậy, chắc chắn việc làm sạch lò nướng theo định kỳ là việc cần thiết.
Cách làm sạch lò nướng của bạn bằng chất tẩy rửa
Thử nghiệm nhiều chất tẩy rửa và Easy Off luôn là lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể sử dụng nó thường xuyên để làm sạch những vết bẩn trong lò nướng.
Tuy vậy đây vẫn là một dung dịch tẩy rửa nên bạn cần mang thêm kính bảo hộ, đeo găng tay để bảo vệ bản thân.
Chuẩn bị:
- Nước tẩy rửa Easy Off
- Khăn giấy
- Kính bảo vệ
- Găng tay nhà bếp
- Túi đựng rác lớn
- Khăn vải sợi nhỏ
- 1 xô nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Tháo hết tất cả các giá đỡ, khay và nhiệt kế ra khỏi lò.
Bước 2: Làm nóng lò nướng đến khoảng 93 độ C rồi tắt lò.
Bước 3: Bảo vệ sàn nhà của bạn bằng một lớp khăn giấy để những giọt nước chảy ra ngoài không làm bẩn sàn.
Bước 4: Bật máy hút mùi và đảm bảo nhà bếp được thông gió tốt.
Bước 5: Đọc hướng dẫn trên nhãn chất tẩy rửa lò nướng và phun đều một lớp nước tẩy rửa Easy Off lên bề mặt bên trong lò bao gồm cả cửa lò. Không xịt chất tẩy rửa vào lỗ thông hơi hoặc các bộ phận làm nóng bằng điện.
Bước 6: Đóng cửa lò và để chất tẩy rửa làm sạch trong ít nhất 30 phút. Nếu bạn để trong thời gian lâu hơn cũng không gây hại cho bề mặt lò.
Bước 7: Để làm sạch giá đỡ lò nướng, hãy mang chúng ra bên ngoài căn bếp. Đó có thể là trong vườn hoặc mặt phẳng trống cách xa không gian sống. Xịt cả hai mặt bằng chất tẩy rửa. Sau khi các giá đỡ được xịt vệ sinh, hãy đặt chúng vào bên trong một túi đựng rác kích thước lớn. Đạy chặt nắp và để dung dịch làm sạch ít nhất 30 phút hoặc lâu hơn.
Bước 8: Sử dụng một miếng vải sợi nhỏ ẩm để lau sạch chất tẩy rửa và cặn dầu mỡ bám bên trong. Thật tiện lợi nếu bạn có một xô nước ấm gần đó vì bạn sẽ cần thường xuyên giặt vải bằng nước sạch khi làm vệ sinh.
Bước 9: Khi lò đã sạch, hãy rửa lại lần cuối bằng một miếng vải sợi nhỏ ẩm sạch và lắp ráp lại các giá đỡ vào trong lò nướng.
Và dưới đây là những sản phẩm mà bạn cần mua:
1. Easy Off Professional Fume Professional Oven Cleaner Free Max Oven Cleaner.
Giá bán: 150K/sản phẩm
Đây là sản phẩm làm sạch lò nướng chuyên dụng với các vết bẩn khó giải quyết.
Công nghệ lò lạnh tiên tiến thẩm thấu vào lớp dầu mỡ cứng trong lò nướng và làm sạch hiệu quả.
- Làm sạch hiệu quả mà không tạo ra khói hoặc dung dịch kiềm mạnh.
2. Kính an toàn DEWALT DPG94
Giá bán: 185K/sản phẩm
Kính có đầu bằng cao su tạo cảm giác vừa vặn thoải mái không trơn trượt .
Phần mũi kính được làm từ cao su giúp đeo lâu nhưng vẫn thoải mái.
3. Găng tay bằng cao su tự nhiên
Giá bán: 208K/đôi
Bảo vệ tay khỏi bụi bẩn, nước, chất tẩy rửa, nhiệt độ nóng và các yếu tố gây khó chịu khác.
Chống trơn trượt để bạn có thể yên tâm làm việc trong khi dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và giải quyết một loạt công việc.
Cổ găng tay sâu giúp giữ khô tay.
Thiết kế đẹp, thân thiện với môi trường.
4. Túi đựng rác cỡ lớn Hefty
Giá bán: 424K/hộp/30 cái
- Linh hoạt, lý tưởng cho những thùng rác cực lớn trong nhà bếp hoặc những công việc dọn dẹp khắp nhà, sân và gara
Khả năng chống thủng cao, giữ cho chất thải được bọc kín đảm bảo thùng rác của bạn không phát ra mùi khó chịu.
5. Miếng vải sợi nhỏ
Giá bán: 70K/chiếc
Sợi nhỏ giúp hấp thụ hơn 50% so với khăn bông lại thường.
Làm khô nhanh chóng, dễ giặt sạch.
Màu sắc đa dạng.
Chất liệu thân thiện với môi trường.
6. Xô đựng nước 10 lít
Giá bán: 19K/sản phẩm
Thiết kế màu sắc nhã nhặn, quai xách chắc chắn tiện di chuyển.
Chất liệu nhựa PP chắc chắn, an toàn, hạn chế phai màu khi sử dụng.