Tốn bao công chăm sóc, tới ngày đỗ quyên trổ bông thì lại núp lùm khiến khổ chủ tái mặt và cảnh báo từ dân mạng
Đỗ quyên là quốc hoa của đất nước Nepal. Tuy nhiên, vì mang vẻ đẹp rực rỡ, lại có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên loại cây này được nhiều người yêu thích, lựa chọn trồng làm cảnh trong nhà.
Đỗ quuyên đẹp thật đấy song việc chăm sóc lại không hề đơn giản. Nếu không biết cách, rất có thể bạn sẽ khiến cây bị héo úa, èo uột, không ra hoa hoặc có ra thì chỉ lác đác. Nhưng ra mọc hoa ở gốc thì có lẽ khá hiếm gặp...
Mới đây, một mẹ trẻ có tên P.L đã chia sẻ trong hội "Ghét bếp, không nghiện nhà" hình ảnh cây đỗ quyên và nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.
Cây đỗ quyên trổ hoa ở gốc.
Theo hình ảnh mà chủ thớt chia sẻ, cây đỗ quyên này rất xanh tốt, cành lá xum xuê nhưng tuyệt nhiên không thấy nụ, hoa. Duy nhất 1 bông đỏ rực rỡ nhưng lại mọc sát phần gốc khiến khổ chủ than trời: "Trồng được cây hoa thì nó lại ra hoa kiểu cà khịa: đố chị nhìn thấy em".
Chứng kiến cảnh tượng này nhiều dân tình cũng ái ngại chia sẻ với H.L. Bên cạnh đó, một số cho rằng vì mẹ trẻ này không tỉa các cành ở phía dưới nên chúng có cơ hội phát triển và trổ bông.
Trồng hoa đỗ quyên không đơn giản, tuy nhiên để hoa nở đều người trồng chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đất trồng: Đất trồng hoa đỗ quyên cần là loại tơi, xốp, mịn, nhiều dưỡng chất, thoát nước và thoát khí tốt. Có thể trộn thêm các loại mụn, lá cây họ tùng, thông để giữ ẩm tốt cho cây trong quá trình sinh trưởng.
Tưới nước: Đỗ quyên sợ hạn nhưng không chịu được ngập úng lâu. Vậy nên cần tưới nước cho phù hợp, không nên để cây bị úng sẽ kém phát triển, lá vàng, hoa úa.
Bón phân: Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn nên cũng không nên bón quá nhiều phân gây ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của cây. Để hoa to, đẹp, nở rộ thì cần bón lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của các nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét