Những thông tin bổ ích về trang trí nhà cửa, sân vườn và không gian sống. để ngôi nhà của bạn luôn luôn xanh và đẹp hơn!

BTemplates.com

Giới thiệu

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn


Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 1.

Dinh thự họ Vương (Dinh Nhà Vương) nằm ở thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 125km, cách thị trấn Đồng Văn 15km. Công trình được “Vua Mèo” Vương Chính Đức khởi dựng từ đầu thế kỷ 20 và xây trong 8 năm bởi những người thợ Vân Nam (Trung Quốc) và những người Mông (Việt Nam). Diện tích xây dựng công trình khoảng 1.200m2. Ảnh: Cổng ngoài dinh và bức tường đá có lỗ châu mai.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 2.

Dinh Nhà Vương gắn liền với cuộc đời của “Vua Mèo” Vương Chính Đức (1865-1947) và con trai ông là Vương Chí Sình (tức Vương Chí Thành) (1886-1962 ). Vương Chính Đức, người dân tộc Mông, từng là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông ở khu vực Đồng Văn, Hà Giang đầu thế kỷ 20; được gọi là Vua Mèo. Còn Vương Chí Thành là người đi theo cách mạng và trở thành đại biểu Quốc hội khóa 1, 2 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 3.

Đó là một công trình đặc sắc và kỳ lạ. Đó là một sự giao thoa kiến trúc thú vị, một sự hợp lưu văn hóa một cách tự nhiên, không hề khiên cưỡng. Dinh Nhà Vương không hề to lớn, hoành tráng như nhiều người tưởng tượng, thậm chí ở góc độ nào đó nó giản dị gần với kiến trúc dân gian. Đó cũng là một trong số rất ít các dinh thự ở Việt Nam có đầy đủ các chức năng: Ở, làm việc và là pháo đài quân sự phòng thủ.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 4.

Vật liệu xây dựng công trình chủ yếu là vật liệu địa phương như gỗ, đá, đất.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 5.

Các cấu kiện gỗ được chạm khắc những hoa văn mang bản sắc địa phương như hình hoa đào, hoa anh túc…

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 6.

Mặt bằng tổng thể kiến trúc của dinh chịu ảnh hưởng của kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) với nhiều lớp nhà và sân trong. Có 4 lớp nhà ngang (nhà cổng, tiền dinh, trung dinh và hậu dinh) và 6 dãy nhà dọc. Tất cả các nhà ngang đều theo nguyên tắc ngoài thấp trong cao, toàn bộ dinh cao 2 tầng (1 trệt và 1 lầu.). Ảnh: Mặt trước tiền dinh với tấm hoành phi vua Khải Định ban, trên đề 4 chữ: "Biên Chính Khả Phong" (Tạm dịch: Sắc phong cai trị biên cương).

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 7.

Kết cấu khung, sàn, mái hoàn toàn bằng gỗ, nhưng điều đặc sắc là hệ tường bao che cao tới 2 tầng (trừ khối lô cốt xây bằng đá) là tường đất (tường trình) như nhà truyền thống của người Mông. Các lớp mái ngói chồng lên nhau với kiểu ngói âm dương có hình chữ Thọ. Và ở đó đã có mặt dấu ấn của kiến trúc thuộc địa Pháp rất rõ với những ô cửa sổ kính chớp.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 8.

Các lớp nhà được cách nhau bởi các sân trong. Các khối kiến trúc có hai tầng mái.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 9.

Sân trong nhìn từ lầu tiền dinh về trung dinh.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 10.

Một phòng làm việc ở khu vực tiền dinh.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 11.

Bàn thờ tổ tiên họ Vương ở trung dinh.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 12.

Cấu trúc của dinh được phân bố và xử lý rất khoa học với tiền dinh là nơi tập trung các phòng làm việc hành chính, quân sự, trung dinh là khu vực ở của gia đình, hậu dinh là nơi nghỉ và làm việc của “Vua”, liền kề với hệ thống kho vũ khí và điểm phòng ngự. Hậu dinh cũng là điểm nhấn kiến trúc cuối cùng với hai khối kiến trúc lô cốt bằng đá nhô cao hai bên, và phía trước hậu dinh là một cấu kiện kiến trúc có chất liệu khá đặc biệt và mới mẻ thời bấy giờ: lan can bằng sắt.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 13.

Tầng trên của hậu dinh là phòng làm việc và tiếp khách của Vương Chính Đức.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 14.

Phòng ngủ của Vương Chính Đức ở dãy nhà cánh hậu dinh.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 15.

Lô cốt, cũng là kho chứa vũ khí xây bằng đá, liền với phòng ngủ của Vương Chính Đức thông qua 1 cửa cuốn vòm. Ở lô cốt này có các cửa sổ nhỏ và lỗ châu mai.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 16.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 17.

Sân trong giữa trung dinh và hậu dinh nhìn từ đỉnh lô cốt.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 18.

Mặt đứng hậu dinh với 2 khối lô cốt nhô cao hai bên.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 19.

Một sự giao thoa kiến trúc giữa kết cấu khung gỗ và tường trình của người Mông với cửa sổ chớp kính và lò sưởi của kiến trúc Pháp.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 20.

Bồn tắm sữa dê bằng đá của Vương Chính Đức.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 21.

Nắp cống bằng đá, chạm hình đồng tiền ở mặt sân.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 22.

Chi tiết trang trí hình hoa anh túc trên kết cấu gỗ.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 23.

Chi tiết trang trí hình con dơi - một trong những mô típ trang trí quen thuộc của người Mông.

Dinh thự họ Vương - huyền thoại vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Ảnh 24.

Mộ ông Vương Chí Thành ở sân trước dinh với đôi câu đối do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng, khắc trên bia mộ: "Tận trung báo quốc – Bất thụ nô lệ". Khu di tích Nhà Vương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1993. Hiện nay khu di tích này cũng là Nhà thờ của dòng họ Vương người Mông ở Hà Giang.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét